Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Năm 2015 nhiều trường đại học tắng học phí

Năm học 2015 này sẽ có nhiều thay đổi trong ngành giáo dục, Có nhiều trường đại học có thể sẽ tăng học phi lên nhiều so với trước đây.

>> diem chuan vao lop 10 nam 2015



Thu không đủ trả lương

Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, học phí phải tăng vì trong hơn 10 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi. Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng 5,8 lần. Quy mô học sinh học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên CĐ, ĐH tăng 2,3 lần. Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng gấp 2 lần, nhưng khung học phí 10 năm không thay đổi, dẫn đến hậu quả tổng nguồn lực của đất nước huy động cho giáo dục đào tạo vẫn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

>> điểm thi tốt nghiệp 2015 tphcm

Dự kiến đến năm 2014, mức trần học phí đã đưa ra trong đề án mới được áp dụng. (Ảnh: Chí Cường)

Năm 2006, chi bình quân cho 1 học sinh, sinh viên ở nước ta theo quy đổi tương đương chỉ bằng 1/4 của Thái Lan, bằng 1/8 của Hàn Quốc, chưa bằng 1/10 của Đức, Nhật Bản và chỉ bằng 1/16 của Mỹ. Hiện, lương tối thiểu đã tăng theo quy định của Nhà nước là 1,86 lần. Trong khi đó, việc trả lương cho giáo viên lại yêu cầu các trường giải quyết từ nguồn thu học phí là chủ yếu. Học phí không tăng, các trường phải dành tỷ lệ trong tổng thu của trường cho trả lương ngày một cao. Như thế, phần kinh phí dành cho giáo trình, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy sẽ giảm xuống.

Năm 2001, tổng thu học phí ở tất cả các cấp giáo dục công lập từ mầm non đến đại học chiếm 8,2% tổng chi cho giáo dục (gồm từ ngân sách và học phí), năm 2005 là 7,3%, năm 2006 là 6,7%, năm 2008 là 5,5% và khung học phí vẫn giữ đến 2011 thì tỷ lệ này còn 4% (bằng 1/2 năm 2001).

Đồng thời, học phí đại học năm 2008 là 180.000 đồng/tháng, so với năm 1998, khi khung học phí ban hành thì chỉ có giá trị 90.000 đồng/tháng.
Cũng theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, hiện Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 5% ngân sách cho giáo dục; khoảng 74% ngân sách giáo dục do địa phương quản, còn 21% do các bộ ngành khác quản lý. Đối với mức học phí ở ĐH, chi phí để trở thành kỹ sư, cử nhân mà người học phải trả là 7,2 - 9 triệu đồng. Ra trường, năm đầu tiên đi làm, thu nhập của những người này là 1,2 -  3 triệu đồng/tháng, khoảng 14,4 - 36 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ cần 3 -  8 tháng lương của những người này đã bằng toàn bộ kinh phí của quá trình đào tạo.

>> điểm thi vào 10 năm 2015 hà nội

Phó Thủ tướng khẳng định, trong giai đoạn 2009 - 2014, việc thực hiện Đề án “Đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục” sẽ có tác dụng xác định trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc lập kế hoạch ngân sách cho giáo dục. Các cơ sở giáo dục phải thực hiện “3 công khai”: Công khai cam kết và thực tế chất lượng giáo dục, công khai nguồn lực của cơ sở đào tạo, công khai tài chính. Đời sống thầy cô giáo và điều kiện làm việc sẽ được chăm lo tốt hơn. Chất lượng đào tạo được tăng thêm, từ đó, chất lượng người tốt nghiệp cao hơn. Như vậy, Nhà nước có cơ sở để kiểm tra các cơ sở giáo dục, còn người học sẽ dễ dàng chọn lựa cơ sở đào tạo.

Khống chế mức thu  ngoài công lập

Về phía đại diện các sở GD&ĐT, nhiều địa phương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Hậu Giang... đều cho biết, dư luận cán bộ quản lý, giáo viên ở địa phương mình nhiệt liệt ủng hộ đề án. Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, đổi mới như nội dung đề án đề xuất là yêu cầu bức thiết để chất lượng hệ thống giáo dục phát triển như mong muốn.

Tiến sĩ Hoàng Văn Châu- Hiệu trưởng trường đại học Ngoại thương cũng đồng tình với việc tăng học phí. Theo ông Châu, mức học phí quá thấp, Nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học ít. Nếu đề án được Quốc hội thông qua, học phí (mức 255.000 đồng/ tháng/sinh viên) thực thu của trường sẽ khoảng 18 tỷ đồng. Để học phí đủ chi cho tiền lương, trường phải được thu 290.000 đồng/tháng/sinh viên. Vì vậy, Chính phủ nên có cơ chế để các trường đại học tự chủ tài chính, được tự quyết định về  học phí. TS Hoàng Văn Châu cũng đề nghị: Cần khống chế mức thu đối với các trường ngoài công lập để tạo sự cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo công bằng cho người học.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng trường đại học Xây dựng cũng đồng  ý với quan điểm này. Theo ông Hùng, mức học phí tăng cũng đồng nghĩa với việc người học phải có sự lựa chọn kỹ càng hơn, trách nhiệm và nghĩa vụ học tập cũng lớn hơn.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Quang Huy, Giám đốc Sở GD&ĐT Bạc Liêu, Bộ GD&ĐT cần có định mức chi trên đầu học sinh, sinh viên thay cho quyết định từ năm 1998. Đồng thời, hỗ trợ có mục tiêu xây dựng phòng học chức năng theo điều lệ trường học. Kinh phí đào tạo phải quy định Nhà nước cấp 100% cho đối tượng nào.

Bộ GD&ĐT đã tính toán mức trượt giá từ năm 2000 đến nay là 1,84. Tương đương mức trượt giá này, mức học phí 180.000 đồng/tháng hiện nay đáng lẽ phải là 331.000 đồng/tháng. Bộ GD&ĐT đề nghị:

Năm học 2009-2010 trong lúc chờ áp dụng khung học phí mới, học phí ĐH, CĐ được điều chỉnh tăng thêm 50% so với mức trượt giá, lên thành 255.000 đồng/tháng áp dụng cho tất cả nhóm ngành đào tạo. Đối với giáo dục nghề nghiệp tăng từ 120.000đ lên 170.000 đồng/tháng. Sau đó, từ năm 2010-2014 học phí ĐH, CĐ sẽ tăng lần lượt theo các mốc cao dần để tiến tới mức cao nhất từ 550.000-800.000 đồng/tháng tùy theo nhóm ngành.

Bà Phạm Thị Hồng Nga - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, nếu được cho phép thí điểm thực hiện cơ chế tài chính mới, Hà Nội dự kiến trình HĐND thành phố chia học phí thành nhiều mức.

Theo đó, học sinh các hộ nghèo, gia đình chính sách sẽ được miễn học phí, thậm chí được thành phố hỗ trợ thêm tiền để mua sách, vở, dụng cụ học tập; Học sinh các xã miền núi của Hà Nội mở rộng đóng học phí ở mức không khác hiện nay (từ 20.000 - 30.000 đồng/tháng/học sinh); Học sinh có cha mẹ làm nông nghiệp cũng sẽ đóng học phí thấp.

Năm 2015 nhiều trường đại học tắng học phí Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét